Tình Hình Hàn Quốc Và Triều Tiên Ra Sao 2024

Tình Hình Hàn Quốc Và Triều Tiên Ra Sao 2024

Seoul hôm nay xúc tiến kế hoạch như đã định gần biên giới trên biển Hoàng Hải dù Bình Nhưỡng lên tiếng đe dọa trước đó.

Seoul hôm nay xúc tiến kế hoạch như đã định gần biên giới trên biển Hoàng Hải dù Bình Nhưỡng lên tiếng đe dọa trước đó.

Chuyện gì xảy ra tiếp theo ở Hàn Quốc, vì sao Triều Tiên không phản ứng?

Hồi cuối ngày thứ Ba, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã khiến cả đất nước chấn động khi tuyên bố thiết quân luật - đây là lần đầu tiên trong gần 50 năm - với lý do "các thế lực chống phá nhà nước" và vì mối đe dọa từ Triều Tiên.

Tuy nhiên, động thái này dường như mang động cơ chính trị, kích hoạt hàng loạt cuộc biểu tình quy mô lớn và dẫn đến một cuộc bỏ phiếu khẩn tại quốc hội - kết quả là lệnh thiết quân luật bị hủy bỏ chỉ vài giờ sau đó.

Thất bại, ông Yoon phải chấp nhận quyết định của quốc hội và rút lại lệnh thiết quân luật. Trong khi đó, các nhà lập pháp đang chuẩn bị cho việc bỏ phiếu việc luận tội ông, cáo buộc tổng thống có hành vi "nổi loạn."

Hàng ngàn người tham gia các cuộc biểu tình trên khắp Hàn Quốc phản đối hành động của tổng thống và kêu gọi ông này từ chức.

Trong một diễn biến liên quan, Bộ trưởng Quốc phòng Kim Yong-hyun đã từ chức, nhận "trách nhiệm hoàn toàn" về việc ban bố tình trạng thiết quân luật và gửi lời xin lỗi đến công chúng vì đã "gây ra hỗn loạn và lo sợ," theo một tuyên bố từ Bộ Quốc phòng.

Dù là tổng thống, nhưng ông Yoon là một gương mặt tương đối mới trên chính trường Hàn Quốc ở thời điểm ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2022 với kết quả sít sao nhất kể từ khi xứ sở kim chi bắt đầu tổ chức các cuộc bầu cử tổng thống tự do từ những năm 1980.

Trong chiến dịch tranh cử, vị tổng thống 63 tuổi này đã cổ xúy cách tiếp cận cứng rắn hơn đối với Triều Tiên và các vấn đề giới vốn gây tranh cãi. Tuy nhiên, khi nhậm chức, ông lại được biết đến hiều hơn qua hàng loạt sai lầm và bê bối chính trị, khiến tỷ lệ tín nhiệm dành cho ông giảm mạnh và làm suy yếu quyền lực của chính phủ - đỉnh điểm là những cảnh tượng đầy kịch tính vào đêm thứ Ba.

Trong một cuộc phỏng vấn với BBC, cựu Ngoại trưởng Kang Kyung-wha cho rằng quyết định của Yoon cho thấy ông "hoàn toàn không nắm bắt được thực trạng mà đất nước đang phải đối mặt vào thời điểm này."

Bà Kang nhận định, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo hoàn toàn phụ thuộc vào ông Yoon. "Quả bóng giờ đang ở chân của tổng thống, ông ấy phải tự tìm cách thoát khỏi thế khó do mình gây ra."

Tuy nhiên, không phải ai cũng bỏ rơi ông Yoon. Một số nhà lập pháp thuộc phe cực hữu trong đảng cầm quyền đã đánh tiếng ủng hộ tổng thống.

Trong số đó có Hwang Kyo-ahn, cựu thủ tướng, là người đã đăng bài trên mạng xã hội kêu gọi bắt giữ cả Woo Won-shik, Chủ tịch Quốc hội, lẫn Han Dong-hoon, lãnh đạo đảng của ông Yoon, cáo buộc họ cản trở các biện pháp của tổng thống.

Ông Hwang còn khẳng định rằng “lần này các nhóm thân Triều Tiên cần phải bị loại bỏ” và kêu gọi ông Yoon cần đáp trả cứng rắn, tiến hành điều tra và sử dụng tất cả các quyền khẩn cấp theo ý mình.

SỰ CHIA CẮT CỦA BÁN ĐẢO TRIỀU TIÊN

Năm 1945, Thế Chiến II kết thúc cũng là lúc chấm dứt sự cai trị của Đế quốc Nhật Bản. Bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành hai vùng tập kết quân sự bởi Liên Xô và Hoa Kỳ.

Năm 1948, hai nhà nước được hình thành là Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (còn gọi là Triều Tiên, Bắc Triều Tiên hoặc Bắc Hàn) và Đại Hàn Dân Quốc (còn gọi là Hàn Quốc, Nam Hàn hoặc Nam Triều Tiên) với danh giới là dọc theo vĩ tuyến 38.

Hàn Quốc và Triều Tiên từ đó hình thành nên thể chế chính trị khác nhau và cả 2 đều muốn thống nhất. Ngày 25/6/1950, Triều Tiên tiến quân xâm lược miền Nam dưới sự chỉ huy của Kim Il Sung và sự hỗ trợ của Liên Xô, dẫn đến cuộc nội chiến đẫm máu, tàn phá nặng nề bán đảo Hàn Quốc.

Vào tháng 09/1950, lực lượng Liên Hợp Quốc, do Hoa Kỳ lãnh đạo, đã can thiệp để bảo vệ miền Nam, và tiến vào Bắc Triều Tiên. Khi họ đến gần biên giới với Trung Quốc, các lực lượng Trung Quốc thay mặt Triều Tiên can thiệp, làm thay đổi cán cân chiến tranh một lần nữa.

Cuộc chiến kết thúc vào ngày 27/07/1953, với một hiệp định đình chiến gần như khôi phục lại ranh giới ban đầu giữa Bắc và Nam Triều Tiên. Và từ đó cho đến nay, Hàn Quốc và Triều Tiên chính thức bị chia cắt ở vĩ tuyến 38.

Kể từ những năm 1990, với tiến trình tự do hóa của chính phủ Hàn Quốc cũng như sự qua đời của người sáng lập CHDCND Triều Tiên Kim Nhật Thành, hai bên đã tiến hành các bước nhỏ và mang tính biểu tượng hướng tới công cuộc tái thống nhất.

Thiết quân luật từng được ban bố ở Hàn Quốc chưa?

Việc ông Yoon tuyên bố thiết quân luật đánh dấu lần đầu tiên tình trạng này được ban bố trở lại tại Hàn Quốc sau 45 năm, khơi lại những vết thương cũ trong lịch sử.

Dù ban đầu được thiết kế với mục đích ổn định tình trạng khẩn cấp quốc gia, thiết quân luật thường bị chỉ trích là công cụ đàn áp bất đồng chính kiến, duy trì quyền lực và gây tổn hại cho nền dân chủ.

Năm 1948, Tổng thống Syngman Rhee tuyên bố thiết quân luật để kiểm soát một cuộc binh biến chống lại việc đàn áp các cuộc nổi dậy tại Jeju, hệ quả là nhiều thường dân bị thiệt mạng.

Năm 1960, thiết quân luật bị lạm dụng trong cuộc Cách mạng Tháng Tư, khi các cuộc biểu tình chống chính quyền Rhee leo thang sau vụ cảnh sát giết chết một học sinh trung học khi tham gia biểu tình phản đối gian lận bầu cử.

Tổng thống Park Chung-hee cũng thường xuyên áp dụng thiết quân luật để đàn áp các mối đe dọa chế độ của ông. Sau khi ông Park bị ám sát, thiết quân luật đã được ban bố trên toàn quốc và thời kỳ này kéo dài đến 440 ngày, hệ quả để lại là cuộc Thảm sát Gwangju dưới thời Chun Doo-hwan.

Những sự kiện này để lại ký ức đau thương cho người dân Hàn Quốc và thiết quân luật bị xem như một công cụ phục vụ quyền lực chính trị hơn là một biện pháp bảo vệ an toàn cho công chúng.

Kể từ năm 1987, hiến pháp Hàn Quốc đã thắt chặt các điều kiện ban bố tình trạng này, yêu cầu phải có sự phê chuẩn của Quốc hội để gia hạn hoặc dỡ bỏ biện pháp này.

Vũ khí hạt nhân sau thống nhất sẽ được xử lý ra sao?

Một trong những vấn đề khiến các bên liên quan đều “lăn tăn” khi Triều Tiên và Hàn Quốc được thống nhất đó chính là vũ khí hạt nhân sẽ được xử lý như thế nào? Dưới đây là một số phương án xử lý:

1- Tiếp tục giữ vũ khí hạt nhân: Một số người cho rằng việc giữ lại vũ khí hạt nhân là cần thiết để đảm bảo an ninh quốc gia và đối phó với sự can thiệp của các nước khác.

2 – Hủy bỏ vũ khí hạt nhân của Triều tiên: Đây là một phương án được ủng hộ bởi nhiều nước và tổ chức quốc tế. Trong trường hợp này, Triều tiên sẽ phải hủy bỏ hoàn toàn các chương trình vũ khí hạt nhân và chấp nhận sự kiểm soát và giám sát của cộng đồng quốc tế.

3 – Tạo ra một khu vực không có vũ khí hạt nhân: Đây là một phương án khác được đề xuất bởi các chuyên gia, trong đó cả Hàn Quốc và Triều tiên sẽ tham gia vào một khu vực không có vũ khí hạt nhân.

4 – Tuyên bố không sử dụng vũ khí hạt nhân: Nếu cả hai miền đồng ý về việc tuyên bố không sử dụng vũ khí hạt nhân, đó sẽ là một bước tiến lớn trong việc loại bỏ vũ khí hạt nhân khỏi bán đảo Triều Tiên.

Nếu thống nhất thì với vị trí địa lý của Triều Tiên/Hàn Quốc khiến cho đất nước này khó tránh khỏi nguy cơ bị lôi cuốn vào một cuộc xung đột 4 bên gồm Trung Quốc, Mỹ, Nga và Nhật Bản. Khi đó vũ khí hạt nhân giúp Triều Tiên xử trí dễ dàng hơn.

Vậy nên có thể chắc chắn một điều rằng quốc gia này sẽ không từ bỏ kho vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo của mình để đẩy lùi các khó khăn địa chính trị.

Lee San là một hướng dẫn viên du lịch tại Buitour.com, với 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch Hàn Quốc. Với đam mê khám phá, chia sẻ và học hỏi, cô ấy mong muốn có thể chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức của mình với tất cả mọi người thông qua những bài viết của mình.