Ngày 11/3/2011, vào lúc 14h46 chiều (giờ địa phương), một trận động đất 9 độ richter ngoài khơi Thái Bình Dương, cách Tōhoku khoảng 70 km về phía Đông với tâm chấn ở độ sâu khoảng 29 km so với mực nước biển đã làm rung chuyển Đông Bắc Nhật Bản khoảng 6 phút. Đây là trận động đất mạnh nhất từng được ghi nhận ở Nhật Bản, và là trận động đất mạnh thứ tư trên thế giới theo thống kê hiện đại, bắt đầu vào năm 1900. Ảnh hưởng của trận động đất đã được cảm nhận trên khắp thế giới, từ các vịnh hẹp ở Na Uy cho đến tảng băng ở Nam Cực.
Ngày 11/3/2011, vào lúc 14h46 chiều (giờ địa phương), một trận động đất 9 độ richter ngoài khơi Thái Bình Dương, cách Tōhoku khoảng 70 km về phía Đông với tâm chấn ở độ sâu khoảng 29 km so với mực nước biển đã làm rung chuyển Đông Bắc Nhật Bản khoảng 6 phút. Đây là trận động đất mạnh nhất từng được ghi nhận ở Nhật Bản, và là trận động đất mạnh thứ tư trên thế giới theo thống kê hiện đại, bắt đầu vào năm 1900. Ảnh hưởng của trận động đất đã được cảm nhận trên khắp thế giới, từ các vịnh hẹp ở Na Uy cho đến tảng băng ở Nam Cực.
Ảnh chụp từ trên cao cho thấy sóng thần tấn công thành phố Miyako tại tỉnh Iwate sau khi trận động đất mạnh 9,0 độ richter xảy ra ở vùng biển ngoài khơi đông bắc Nhật Bản ngày 11/3/2011.
Lửa bốc lên dữ dội từ những ngôi nhà bị sóng thần cuốn ra biển tại thành phố Natori, tỉnh Miyagi.
Các thành viên của Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản đi thuyền ra cứu một người đàn ông bị sóng thần cuốn ra biển cách xa bờ 15km.
Trận động đất mạnh 9,0 độ richter xảy ra vào lúc 14h46 ngày 11/3/2011 giờ địa phương, gây ra sóng thần cực lớn lan dọc bờ biển Thái Bình Dương của Nhật Bản và nhiều quốc gia khác. Một chiếc đàn piano trôi lềnh bềnh trên biển tại thành phố Rikuzentakat, tỉnh Iwate.
Một phụ nữ ngồi khóc giữa đống đổ nát của thành phố Natori, tỉnh Miyagi sau khi bị sóng thần tấn công. Sóng thần đã tấn công bờ biển đông bắc Nhật Bản chỉ ít phút sau động đất.
Giới chức Nhật Bản đã ghi nhận các số liệu cho thấy có nơi sóng thần cao tới 40,5m (tại thành phố Miyako, tỉnh Iwate) và tiến sâu vào đất liền 10km.
Những xoáy nước khổng lồ xuất hiện sau sóng thần và động đất tại thành phố Iwaki, tỉnh Fukushima.
Sóng thần đã cuốn trôi nhà cửa, xe cộ, tàu thuyền và xoá sổ các cộng đồng ven biển.
Theo số liệu của Cơ quan xử lý thảm họa và cứu hỏa Nhật Bản được CNN dẫn lại ngày 5/3/2017, thảm hoạ kép đã khiến gần 20.000 người thiệt mạng và khoảng 2.500 người mất tích.
Sóng thần cũng gây ra cuộc khủng hoảng hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima.
Phóng xạ đã bị rò rỉ từ nhá máy sau khi hàng loạt vụ cháy và nổ làm hư hại 4 trong số 6 lò phản ứng hạt nhân, khiến hệ thống làm mát bị nhà máy hạt nhân bị hư hỏng nặng.
Một vùng cấm có bán kính quanh nhà máy hạt nhân Fukushima I đã được thiết lập, buộc hàng chục nghìn người phải đi sơ tán.
Thị trấn Tomioka nằm trong bán kính 20km quanh nhà máy điện hạt nhân Fukushima đã bị sơ tán toàn bộ và trở nên hoang vắng.
Các bức ảnh trẻ nhỏ bị cuốn trôi do sóng thần và được tìm thấy sau này.
Người dân đau buồn khi tìm lại các đồ vật của gia đình sau khi nhà của họ bị phá hủy do động đất/sóng thần tại Otsuchi.
Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản thăm hỏi, động viên những người bị sơ tán do động đất/sóng thần tại một trung tâm sơ tán ở thủ đô Tokyo.
Các thành viên của Công ty điện lực Tokyo cúi chào những người bị sơ tán tại một trung tâm tạm trú.
Giới chức Công ty điện lực Tokyo và các phóng viên quan sát nhà máy điện hạt nhân Fukushima qua cửa sổ xe buýt.
Một phụ nữ tưởng niệm các nạn nhân tại Rikuzentakata, tỉnh Iwate.
Các nhà sư cầu nguyện cho các nạn nhân động đất/sóng thần trên bờ biển Kitaizumi tại thành phố Minamisoma, tỉnh Fukushima.
Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm
Thảm họa động đất-sóng thần năm 2011 ở Nhật Bản đã cướp đi sinh mạng của khoảng 15.900 người và khiến 2.523 người khác mất tích, chủ yếu là ở các tỉnh Miyagi, Fukushima và Iwate.
Ngày 11/3, người dân trên khắp đất nước Nhật Bản đã tổ chức tưởng niệm các nạn nhân trong thảm họa động đất - sóng thần hồi tháng 3/2011.
Kể từ năm 2022, Chính phủ Nhật Bản không còn tổ chức lễ tưởng niệm quốc gia, nhưng chính quyền địa phương ở những nơi bị ảnh hưởng thảm họa này vẫn tổ chức các lễ tưởng niệm ở quy mô nhỏ.
Vào đúng 14h46 - thời điểm trận động đất có độ lớn lên tới 9 xảy ra ở khu vực Tohoku cách đây đúng 12 năm - người dân trên khắp đất nước đã dành một phút tưởng niệm các nạn nhân của thảm họa này.
Tham dự lễ tưởng niệm do chính quyền tỉnh Fukushima tổ chức, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida khẳng định chính phủ sẽ “tiếp tục nỗ lực hết sức” để đảm bảo việc tái thiết tỉnh Fukushima nói riêng và vùng Tohoku nói chung.
Các số liệu thống kê mới nhất của Cơ quan Cảnh sát Quốc gia (NPA) cho thấy thảm họa động đất-sóng thần năm 2011 đã cướp đi sinh mạng của khoảng 15.900 người và khiến 2.523 người khác mất tích, chủ yếu là ở các tỉnh Miyagi, Fukushima và Iwate.
Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2011, các số liệu thống kê thiệt hại về người trong thảm họa này không tăng.
[Việc khắc phục sự cố hạt nhân Fukushima vẫn là chặng đường dài]
Ngoài ra, theo Cơ quan Tái thiết Nhật Bản, tính tới ngày 31/3/2022, số người tử vong liên quan tới thảm họa kép này, bao gồm cả những người bị bệnh hoặc tự tử vì bị trầm cảm, là 3.789 người.
Mặt khác, thảm họa cũng phá hủy nhiều nhà cửa và cơ sở hạ tầng ở khu vực Đông Bắc Nhật Bản, đồng thời gây ra các sự cố nghiêm trọng tại Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima số 1 của Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) ở tỉnh Fukushima, khiến hàng chục nghìn người phải rời bỏ nhà cửa.
12 năm sau thảm họa, Chính phủ và người dân Nhật Bản đã nỗ lực không ngừng nghỉ để tái thiết các khu vực bị thiên tai tàn phá. Tuy nhiên, tính tới tháng 11/2022, vẫn còn khoảng 31.000 người ở các khu vực này chưa thể về nhà.
Đối với Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1, TEPCO đã hoàn thành việc tháo dỡ các thanh nhiên liệu hạt nhân trong bể chứa nhiên liệu đã qua sử dụng tại lò phản ứng số 4 vào tháng 4/2014 và tại lò phản ứng số 3 vào tháng 2/2021.
Hiện nay, công ty đang nỗ lực để hướng tới tháo dỡ các thanh nhiên liệu tại các lò phản ứng số 1 và 2, đồng thời sử dụng robot để kiểm tra bên trong các lò phản ứng để sau đó thu gom các mảnh vụn nhiên liệu.
Mặc dù vậy, TEPCO đang phải đối mặt với không ít thách thức trong quá trình tháo dỡ 4 lò phản ứng bị hư hại, trong đó vấn đề lớn nhất hiện nay là xử lý nước thải có chứa phóng xạ được tạo ra hằng ngày trong quá trình làm mát các thanh nhiên liệu, cũng như nước mưa và nước ngầm bị nhiễm phóng xạ từ nhà máy.
Thời gian qua, TEPCO đã xây dựng hệ thống xử lý chất lỏng tiên tiến (ALPS) để xử lý số nước thải ô nhiễm. Hệ thống này đã hoạt động ổn định từ năm 2019 và có khả năng loại bỏ 62 chất phóng xạ ra khỏi nước ô nhiễm (ngoại trừ tritium).
Bên cạnh đó, TEPCO đã lắp đặt các bể chứa để lưu trữ nước thải có chứa phóng xạ đã qua xử lý. Tuy nhiên, TEPCO có thể sẽ không còn đủ chỗ để chứa nước thải ô nhiễm vào mùa Hè hoặc mùa Thu năm nay.
Trong bối cảnh đó, giữa tháng 1 vừa qua, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định xả nước thải có chứa phóng xạ đã qua xử lý này ra biển vào mùa Xuân hoặc mùa Hè năm nay. Tuy nhiên, kế hoạch này đang vấp phải sự phản đối từ phía người dân địa phương cũng như một số nước trong khu vực./.