Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong Luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động. Chế độ làm thêm giờ được quy định tại Bộ luật Lao động năm 2019, có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 và Nghị định số 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động, có hiệu lực từ ngày 01/02/2021. Theo đó, một số nội dung về làm thêm giờ của người lao động như sau:
Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong Luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động. Chế độ làm thêm giờ được quy định tại Bộ luật Lao động năm 2019, có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 và Nghị định số 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động, có hiệu lực từ ngày 01/02/2021. Theo đó, một số nội dung về làm thêm giờ của người lao động như sau:
Thời gian làm thêm tối đa trong một ngày của người lao động được quy định cụ thể tại Điểm b, Khoản 2, Điều 107, Luật Lao động 2019 và Điều 60, Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:
(1) Ngày làm việc bình thường: Số giờ làm thêm không được vượt quá 50% số giờ làm việc bình thường trong ngày (theo quy định, thời gian làm việc bình thường không quá 8 giờ/ngày). Do đó, thời gian làm thêm tối đa của người lao động trong một ngày không vượt quá 4 giờ/ngày, tương đương tổng thời gian làm việc trong ngày không được vượt quá 12 giờ/ngày.
Trường hợp người lao động làm việc không trọn thời gian (có thời gian làm việc ngắn hơn so với thời gian làm việc bình thường theo ngày/tuần/tháng) thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 1 ngày.
(2) Chế độ làm việc theo tuần: Tổng thời gian làm việc bình thường và làm thêm không vượt quá 12 giờ/ngày. Trong đó, thời gian làm việc bình thường với chế độ thời gian làm việc theo tuần không quá 10 giờ/ngày. Nếu thời gian làm việc bình thường là 10 giờ/ngày thì lao động chỉ được làm thêm không quá 2 giờ/ngày.
(3) Chế độ làm việc bán thời gian (làm việc part - time): Tổng thời gian làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ/ngày.
(4) Đi làm vào ngày nghỉ lễ - Tết hoặc ngày nghỉ hàng tuần: Thời gian làm thêm tối đa không quá 12 giờ/ngày.
Lưu ý về thời gian làm việc ban đêm của người lao động được tính như thời gian làm việc ban ngày là 8 tiếng (từ 22 giờ đêm hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau).
Những quy định về số giờ làm thêm tối đa trong 1 ngày được đưa ra để nhằm bảo vệ sức khỏe của người lao động khỏi tình trạng làm việc quá sức. Nếu không có giới hạn về số giờ làm thêm, tình trạng mệt mỏi có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe, cả về thể chất lẫn tinh thần của người lao động
Ngoài ra, việc giữ giới hạn giờ làm thêm còn giúp đảm bảo rằng người lao động có đủ thời gian nghỉ ngơi và tái tạo năng lượng, duy trì hiệu suất làm việc ổn định và an toàn lao động.
Thời gian làm thêm giờ tối đa năm 2024 của người lao động không quá 300 giờ
Hiện nay, căn cứ theo Bộ luật Lao động 2019 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP, quy định về điều kiện và số giờ làm thêm của người lao động như sau:
(1) Điều kiện để người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ:
(2) Quy định về số giờ làm thêm của người lao động mới nhất như sau:
Quy định về số giờ làm thêm tối đa trong 01 tháng của NLĐ là không được vượt quá 40 giờ/tháng và giới hạn về số giờ làm thêm tối đa trong 01 năm của NLĐ là 200 giờ/năm. Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt, NLĐ sẽ có số giờ làm thêm tối đa cao hơn 200 giờ nhưng không được vượt quá 300 giờ/năm khi làm các công việc:
Làm thêm giờ là cách để giúp người lao động có thêm tiền lương làm thêm giờ, cải thiện mức sống, và những quy định này nhằm giúp đảm bảo sức khỏe và sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống của người lao động. Việc tuân thủ quy định về số giờ làm thêm cũng là trách nhiệm của cả người lao động và người sử dụng lao động.
Doanh nghiệp có quyền bắt buộc nhân viên làm thêm giờ trong một số trường hợp
Công ty muốn người lao động làm thêm giờ thì phải được sự đồng ý của người lao động. Do đó, nếu người lao động không đồng ý làm thêm giờ thì công ty không có quyền ép người lao động phải làm thêm giờ.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biêt Công ty có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm theo quy định tại Điều 107 và Điều 108 Bộ luật lao động 2019.
Điều này đồng nghãi với việc người lao động không được từ chối làm thêm giờ trong các trường hợp đặc biệt:
(1) Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật.
(2) Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa.
Trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
Các doanh nghiệp chỉ được phép sử dụng người lao động làm thêm giờ khi được người lao động đồng ý, nhưng cũng cần đảm bảo thời gian tối đa theo quy định. Trường hợp vi phạm, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt hành chính theo mức sau:
Số lượng người lao động phải làm thêm giờ vượt quá số giờ tối đa
Mức phạt đối với người sử dụng lao động
Trên đây là những chia sẻ từ Bảo hiểm xã hội điện tử EBH về số giờ làm thêm của người lao động mới nhất. Việc nắm được quy định về giới hạn số giờ làm thêm sẽ giúp người lao động bảo vệ được quyền lợi của mình. Mặt khác người sử dụng lao động có thể căn cứ vào giới hạn giờ làm thêm để có sự phân công công việc cho phù hợp. Hy vọng bài viết đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho quý độc giả.
Làm thêm khi đi du học là một việc mà hầu hết sinh viên đều trải qua. Nhưng tùy thuộc vào mỗi quốc gia mà những quy định về làm thêm cho du học sinh lại khác nhau. Bài viết dưới đây du học Nghề Đức Thanh Giang xin giới thiệu đến các bạn quy định về làm thêm cho du học sinh tại một số quốc gia.
Tại Mỹ, nếu bạn được cấp visa F-1, một dạng visa dành cho sinh viên quốc tế theo học toàn thời gian các chương trình ngôn ngữ, các trường cấp 3, đại học, học viện,…tại Mỹ, bạn sẽ được phép làm thêm 20 giờ/tuần trong cả kì học và 40 giờ/tuần vào các kì nghỉ. Tuy nhiên bạn chỉ được làm thêm trong trường chứ không được phép làm các công việc ở ngoài. Bạn cũng có quyền làm thêm cho các tổ chức cung cấp dịch vụ trong trường bạn, ví dụ như căn tin hoặc dịch vụ thư viện.
Nếu muốn làm thêm ở ngoài, bạn sẽ phải xin phép Sở di trú Mỹ với điều kiện bạn đã có 1 năm học tại Mỹ và làm các công việc liên quan đến chuyên ngành mà mình đang theo học hoặc đi thực tập.
Nếu bạn đang có ý định kiếm việc làm thêm khi đi du học Anh thì bạn nên lưu ý rằng bạn chỉ có thể làm việc khi được cấp visa bậc 4. Đây là loại visa chỉ được cấp cho sinh viên quốc tế du học tại Anh trong thời gian 6 tháng hoặc lâu hơn. Giấy phép làm việc (Work Permit) tại Anh có được cấp hay không tùy thuộc vào chuyên ngành và trường mà bạn theo học. Bạn sẽ nhận được giấy phép trường hoặc chuyên ngành đó được chính phủ hay một tổ chức có quyền hạn đào tạo bằng cấp giáo dục cao hơn tài trợ.
Bạn có thể làm thêm tối đa từ 10 – 20 giờ/tuần trong suốt quá trình học, tùy thuộc vào chương trình học của bạn. Vào kì nghỉ thì bạn có thể làm thêm 40 giờ/tuần.
Khác với Mỹ, khi du học Canada, bạn có thể làm việc trong hoặc ngoài khuôn viên trường học với điều kiện bạn là sinh viên toàn thời gian của trường cao đẳng hoặc đại học công hoặc một trường tư nhưng nhận ít nhất 50% hỗ trợ từ chính phủ hay một trường công có thẩm quyền đào tạo.
Tại Canada, sinh viên không bị giới hạn thời gian làm thêm khi làm việc trong khuôn viên trường. Nếu muốn làm việc ngoài, bạn sẽ phải xin giấy phép từ chính quyền địa phương và sẽ chỉ được làm tối đa 20 giờ/tuần trong thời gian học và 40 giờ/tuần trong kì nghỉ.
Nếu du học Úc, visa cấp cho sinh viên sẽ cho phép bạn làm thêm 40 giờ/2 tuần trong suốt quá trình học và toàn thời gian trong kì nghỉ.
Khi tìm việc làm thêm tại Úc, người chủ và bạn sẽ thỏa thuận để đưa ra mức lương tối thiểu cho mỗi giờ làm việc. Tại Úc thì mức lương này được quy định bởi chính phủ. Bởi vậy, tùy vào khu vực bạn làm việc thì bạn nên nghiên cứu kĩ về mức lương mà mình được nhận.
Là du học sinh tại Pháp, bạn được quyền làm việc cả trong và ngoài khuôn viên trường nếu bạn có thẻ cư trú và bạn đang theo học tại trường giúp bạn nằm trong hệ thống An sinh xã hội tại Pháp.
Tại đất nước hoa lệ này, bạn có thể làm thêm 964 giờ/năm. Trong thời gian học thì bạn chỉ có thể làm bán thời gian, còn trong kì nghỉ thì bạn có thể làm toàn thời gian mà không việc quá số giờ cho phép.
Mức lương tối thiểu khi làm thêm tại Pháp là 9,4 euro/giờ, tuy nhiên bạn sẽ phải đóng thuê 20% số lương của bạn.
Tại xứ sở của bia, bạn có thể làm thêm 120 ngày mỗi năm nếu làm việc toàn thời gian và 240 ngày mỗi năm nếu làm việc bán thời gian. Mặc dù mức lương tối thiểu mỗi giờ không được quy định, thường thì bạn sẽ nhận được từ 6 – 10 euro/giờ.
Trong trường hợp muốn thêm giờ làm việc, bạn phải trao đổi với Cơ quan lao động liên bang của tiểu bang nơi bạn theo học cũng như các cơ quan di trú.
Nếu làm việc cho trường mà bạn theo học thì bạn sẽ được làm vượt quá số ngày quy định, nhưng bạn phải xin phép chính quyền địa phương.
Trong trường hợp bạn theo học khóa học tiếng tại Đức thì bạn chỉ được phép làm trong kì nghỉ mà thôi.
Khi du học Tây Ban Nha, sinh viên quốc tế có thể xin giấy phép làm việc tại chính quyền địa phương với tối đa 20 giờ/tuần. Bạn có thể làm việc tại những công ty đã kí hợp đồng làm việc bán thời gian với bạn và giấy phép làm việc có thời hạn bằng với thời hạn kí hợp đồng và trong thời hạn cho phép của visa.
Tốt nhất là bạn nên chọn những công việc có liên quan đến chuyên ngành mà mình theo học bởi bạn chỉ có thể làm toàn thời gian trong 3 tháng nghỉ lễ mà thôi.