Tôi có thắc mắc là Cục Quản lý lao động ngoài nước có chức năng là gì? Cục Quản lý lao động ngoài nước có bao nhiêu phòng chức năng? Nhiệm vụ chính của Cục Quản lý lao động ngoài nước được quy định như thế nào?
Tôi có thắc mắc là Cục Quản lý lao động ngoài nước có chức năng là gì? Cục Quản lý lao động ngoài nước có bao nhiêu phòng chức năng? Nhiệm vụ chính của Cục Quản lý lao động ngoài nước được quy định như thế nào?
Theo Điều 2 Quyết định 1012/QĐ-LĐTBXH năm 2013 quy định Cục Quản lý lao động ngoài nước có nhiệm vụ:
- Nghiên cứu, xây dựng trình Bộ:
+ Các dự án luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
+ Chiến lược, chương trình, kế hoạch dài hạn và hàng năm, dự án, đề án về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; cơ chế, chính sách đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
+ Các văn bản thỏa thuận, nội dung đàm phán về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng giữa Việt Nam với các nước, vùng lãnh thổ và các tổ chức quốc tế.
+ Tiêu chuẩn, quy trình, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật đối với hoạt động tổ chức cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực được giao.
- Thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo phân công của Bộ Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
- Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quy định của Nhà nước, của Bộ về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Nghiên cứu, định hướng và thực hiện các biện pháp ổn định và phát triển thị trường lao động ngoài nước.
- Thẩm định, trình Bộ Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cấp, đổi và thu hồi giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài của các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ.
- Hướng dẫn việc đăng ký hợp đồng, báo cáo đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật; giám sát hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân.
- Xây dựng và hướng dẫn thực hiện kế hoạch đào tạo lao động đi làm việc ở nước ngoài; hướng dẫn nội dung, chương trình đào tạo nghề, ngoại ngữ; trình Bộ ban hành chương trình và giáo trình bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài; quản lý hoạt động bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
- Chỉ đạo, tổ chức công tác quản lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và xử lý những vấn đề liên quan đến người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Tham gia đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo phân công của Bộ Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
- Thu, quản lý và sử dụng các nguồn thu từ hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá nguồn lao động và khả năng cung ứng lao động của Việt Nam với thị trường lao động ngoài nước.
Chủ trì tổng kết, đánh giá, nhân rộng các mô hình tiên tiến trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu, thống kê đối tượng quản lý theo phân công của Bộ Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
- Hướng dẫn, chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ đối với các ban, đại diện của Bộ làm việc tại các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan của Việt Nam ở nước ngoài.
- Quản lý các hội, hiệp hội và tổ chức phi Chính phủ hoạt động trong lĩnh vực được giao theo quy định của pháp luật.
- Tham gia nghiên cứu, xây dựng chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức trong lĩnh vực được phân công.
- Chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ xây dựng danh mục vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành; hướng dẫn về vị trí việc làm, số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo phân công của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
- Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; nghiên cứu khoa học theo phân công của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
- Chủ trì, phối hợp Vụ Kế hoạch - Tài chính hướng dẫn, chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ đối với Quỹ Hỗ trợ Việc làm ngoài nước.
- Sơ kết, tổng kết, báo cáo định kỳ và đột xuất về hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Quản lý công chức, viên chức; cơ sở vật chất, tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
Quản trị văn phòng là ngành chuyên đào tạo nghiệp vụ liên quan đến các lĩnh vực triển khai tổ chức thực hiện hoạt động tổng hợp của cơ quan – tổ chức, sắp xếp lưu trữ hồ sơ, thống kê tài chính, nhân sự, lên kế hoạch các hoạt động của một văn phòng, doanh nghiệp hay tổ chức. Một quản trị viên văn phòng cũng có vai trò quan trọng khi phải đảm bảo tất cả chức năng quản trị văn phòng được phối hợp để đạt mức năng suất cao nhất. Nhu cầu nhân lực của ngành Quản trị văn phòng vì thế dần tăng cao cùng sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp và cơ quan nhà nước.
Có nên học ngành Quản trị văn phòng?
Sự tăng trưởng của doanh nghiệp, công ty đã thúc đẩy mạnh mẽ công việc văn phòng, công sở tại Việt Nam hiện nay. Văn phòng là khu vực và bộ phận kết nối trong tất cả cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp, nơi cho ra đời các quyết định quản lý; là trụ sở liên lạc và giao dịch chính thức của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp với các cơ quan, đối tác bên ngoài; là nơi thu thập và xử lý thông tin; tổ chức và theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện các quyết định quản lý đã được ban hành. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đều cần tuyển dụng những người được đào tạo về quản trị văn phòng, đảm bảo tất cả chức năng quản trị văn phòng được phối hợp để đạt mức năng suất cao nhất.
Ngoài ra, tất cả cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương; tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ; doanh nghiệp, cơ quan, công ty,… đều có bộ phận văn phòng và cần có đội ngũ cán bộ, nhân viên văn phòng để duy trì và triển khai hoạt động. Để cung cấp đầy đủ nguồn nhân lực về quản trị văn phòng, số lượng sinh viên được đào tạo mỗi năm có thể cần đến hàng ngàn người. Tuy nhiên, số lượng sinh viên ngành Quản trị văn phòng hiện tại ra trường chưa đủ đáp ứng nhu cầu. Cơ hội việc làm vì thế sẽ mở rộng và tăng cao trong thời gian tới.
Học ngành Quản trị Văn phòng ra trường làm gì?
Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị văn phòng có thể làm việc ở các vị trí như:
- Chuyên viên văn phòng, nhân viên văn thư – lưu trữ;
- Thư ký tổng hợp, nhân viên lễ tân;
- Trợ lý các cấp lãnh đạo, quản lý.
- Quản trị viên hành chính văn phòng;
- Cán bộ phụ trách, quản lý và điều hành các hoạt động văn phòng;
- Cán bộ giảng dạy, nghiên cứu các chuyên ngành liên quan Quản trị văn phòng.
Với nhiều vị trí việc làm của ngành Quản trị văn phòng, sinh viên ra trường có thể làm việc tại:
- Văn phòng các cơ quan Nhà nước: Văn phòng Bộ, Hội đồng nhân dân, Văn phòng Sở, Ban ngành, Văn phòng cơ quan Đảng, Đoàn và Hiệp hội,… tổ chức và doanh nghiệp;
- Trợ lý cho các cấp lãnh đạo, các cấp quản lý;
- Các tổ chức kinh tế - chính trị - xã hội, các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình kinh tế;
- Các sở nghiên cứu, sở đào tạo và quản trị văn phòng ở các trường đại học, cao đẳng.
Với những thế mạnh như trên, ngành Quản trị văn phòng xứng đáng là ngành hot hit hiện nay cho các bạn trẻ lựa chọn cho mình một ngành nghề vững vàng trong tương lai.
- Thực hiện các công tác tổ chức bộ máy - công tác nhân sự: tuyển dụng, quy hoạch, bồi dưỡng, bố trí, quản lý cán bộ và thực hiện công tác thi đua khen thưởng, các chế độ chính sách đối với cán bộ, viên chức của Viện.
- Tổ chức và điều hành toàn bộ các hoạt động hành chính trong phạm vi toàn Viện. Thực hiện công tác kế hoạch, tổng hợp, văn thư lưu trữ, thông tin liên lạc, lễ tân, đối nội và đối ngoại.
- Thực hiện công tác quy hoạch, quản lý cơ sở vật chất; quản lý giám sát việc sửa chữa thường xuyên các công trình nhà cửa - vật kiến trúc, hệ thống công nghệ thông tin, hệ thống điện, nước, điện thoại, quản lý cảnh quan của Viện, theo dõi, quản lý mua sắm, xử lý tài sản, công cụ và vật liệu phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và các hoạt động khác theo quy định của Viện, của trường Đại học Y Hà Nội và pháp luật.
Liên hệ: Phòng 110, Tầng 1 nhà A7, Đại học Y Hà Nội, Số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội