Dự Án Bán Đảo Thanh Đa

Dự Án Bán Đảo Thanh Đa

Dáng hình đẹp của bán đảo Thanh Đa - Ảnh: THANH HIỆP

Dáng hình đẹp của bán đảo Thanh Đa - Ảnh: THANH HIỆP

Nên tổ chức một cuộc thi về giải pháp quy hoạch kiến trúc cho Thanh Đa

KTS Ngô Viết Nam Sơn cho rằng có thể phát triển đô thị ở Thanh Đa nhưng không nên làm cao tầng như một số khu vực trung tâm, nó không phù hợp.

Không nên làm những bức tường bê tông chắn gió như vậy nữa, nếu làm chỉ nên quy mô vừa phải.

Ông Sơn gợi ý TP.HCM nên tổ chức một cuộc thi về giải pháp quy hoạch kiến trúc cho Thanh Đa.

Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

Ý tưởng tốt, nhưng phải tính đến tính khả thi

Nói về ý tưởng này, TS Võ Kim Cương - nguyên phó Kiến trúc sư trưởng TP.HCM - cho rằng ý tưởng quy hoạch tăng không gian xanh, đặc biệt công viên xanh sẽ rất tốt cho TP.HCM.

Một TP hấp dẫn sẽ có môi trường sinh thái tốt. Một mảnh đất làm công viên cả TP được hưởng lợi không chỉ về môi trường mà giá trị đất của toàn TP.HCM còn được nâng lên do tính hấp dẫn và sự phát triển của TP.HCM.

Dù vậy, theo ông Cương, thách thức nhất của ý tưởng này là tính khả thi, bởi phải xét thêm yếu tố khai thác giá trị đất và nguồn lực để làm.

Vì vậy cần có một giải pháp trung hòa giữa không gian làm công viên và khu vực quy hoạch các chức năng khác để khai thác giá trị quỹ đất, bù lại phần đất làm công viên.

KTS Ngô Viết Nam Sơn cho rằng TP.HCM đang thiếu không gian xanh, hiện chỉ có không quá 0,5m2/đầu người, mục tiêu phải tăng thêm 20 lần. Các dự án của TP.HCM, đặc biệt dự án dọc bờ sông, phải dành diện tích nhất định cho việc phát triển không gian xanh, gắn với hoạt động văn hóa, kinh tế - xã hội.

Theo ông Sơn, khu Thanh Đa là khu vực khá tiềm năng cho TP.HCM với điều kiện địa hình, địa chất, điều kiện tự nhiên khá đặc biệt.

Vùng đất này thấp và là không gian xanh quý hiếm còn sót lại của khu vực.

Khi quy hoạch tất nhiên phải có một công viên trong khu này.

Nhưng quy mô ra sao, đặt ở đâu phải nhìn trong tổng thể bán đảo có nhiều chức năng và việc kết nối giao thông đường thủy, đường bộ, công cộng...

Ông Sơn cho rằng phát triển bán đảo Thanh Đa cần nhìn tổng thể cả các khu vực đối diện bên kia sông. Mặt khác, cần nghiên cứu thận trọng vì nó liên quan tới tính khả thi của dự án. Dự án Thanh Đa phải có đa mục tiêu và cần có sử dụng quỹ đất tạo nguồn ngân sách phát triển dự án, không dựa vào ngân sách công.

Theo ông Sơn, tại Thanh Đa còn tồn đọng nhiều vấn đề cần giải quyết, trong đó phải có giải pháp chỉnh trang khu đô thị hiện hữu.

Ông Sơn đồng tình với gợi ý không xây nhà cao tầng ở bán đảo Thanh Đa, bởi nhìn từ trên cao xuống, khu vực nội thành TP.HCM đã trắng xóa bê tông. Nếu bê tông hóa luôn cả Thanh Đa rất đáng tiếc.

Các chuyên gia thuộc liên danh tư vấn Tổ chức Khoa học và chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global) và Viện Quy hoạch vùng Paris (IPR) đi khảo sát quanh bán đảo Thanh Đa ngày 3-3 - Ảnh: CHÂU TUẤN