Melde dich an, um fortzufahren.
Melde dich an, um fortzufahren.
Công việc mỗi ngày của một kỹ sư cầu nối còn tùy thuộc vào lĩnh vực, quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng nhìn chung, ta có thể tóm gọn bằng những đầu việc dưới đây:
Có thể thấy, nhiệm vụ của BrSE là sự luân phiên cập nhật tình hình cho team nội bộ và khách hàng để đảm bảo sự thống nhất giữa hai bên.
Mặt khác, công việc của BrSE còn thay đổi theo từng giai đoạn của dự án. Cụ thể:
Để hiểu chính xác thông tin được truyền tải cũng như giao tiếp trôi chảy, Kỹ sư cầu nối tiếng Nhật ít nhất cần chứng chỉ N2. Ngoài ra, tiếng Anh sẽ giúp bạn tự học từ các nguồn tài liệu trên mạng, song song đó bạn có thể tiếp cận được khách hàng và thị trường nước ngoài.
Nếu bạn hỏi “Không giỏi ngoại ngữ có làm BrSE được không?” Câu trả lời là không – khá phũ nhỉ! Tuy nhiên, đây là thực tế. Bạn là “cầu nối” mà bạn không hiểu khách hàng nói gì hoặc hiểu sai thì hậu quả sẽ như thế nào? Đặc biệt đối với thị trường Nhật, CV của bạn nên bao gồm chứng chỉ N2 trở lên hoặc bạn sẽ bị loại.
Nếu vị trí bạn làm chỉ thiên về phiên dịch thì bạn chưa cần học code. Tuy nhiên, để có thể bao show cả dự án từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc với nhiều vấn đề kỹ thuật khó nhằn, bạn cần hiểu code và biết code. Ngoài ra, nhiều công ty cũng đòi hỏi ứng viên biết code cho vị trí Kỹ sư cầu nối.
Có thể nói đây là một kỹ năng không thể thiếu. Bạn là người đảm bảo truyền đạt thông tin một cách chính xác, cũng như giải quyết các xung đột trong dự án. Việc trau dồi tốt kỹ năng giao tiếp hiệu quả sẽ giúp bạn làm tròn vai trò kết nối của mình.
Không riêng BrSE mà hầu như tất cả các nghề đều cần tinh thần tự học cao. Có vậy thì bạn mới có thể theo nghề, liên tục phát triển và nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của bạn được.
Riêng về Kỹ sư cầu nối, mỗi dự án sẽ dùng một công nghệ, ngôn ngữ khác nhau. Nên việc tự học là vô cùng quan trọng. Bạn có thể học qua Google, học qua tài liệu, học từ những người đi trước, học từ cộng đồng chuyên môn.
Có thể thấy yêu cầu từ một Kỹ sư cầu nối là khá cao với nhiều kỹ năng quan trọng. Ngoài ra, để có thể làm việc độc lập với mức lương đáng mơ ước thì bạn cần ít nhất 2 năm để học hỏi và rèn luyện. Phải thật kiên nhẫn thì bạn mới có thể thành công trên con đường trở thành Kỹ sư cầu nối.
Mặt khác, nhiều cơ hội sẽ đến với bạn khi theo nghề
Từ những khó khăn, cơ hội, yêu cầu trên. Bạn hãy xác định xem bản thân có thích, có cảm thấy thú vị không. Khi đã có mục tiêu rồi thì bắt tay vào rèn luyện thôi!
Đơn giản thôi! À không hẳn đơn giản =)). Hai yếu tố quan trọng của một BrSE là ngoại ngữ và kỹ thuật (code). Bạn cứ theo đó mà học tập và rèn luyện.
Trường hợp bạn đang và đã biết code rồi. Bạn là dân kỹ thuật và muốn trở thành BrSE, hãy học ngoại ngữ. Tiếng Nhật của bạn nên ở mức độ giao tiếp trôi chảy hoặc chứng chỉ đo đếm tối thiểu là N2.
Trường hợp bạn là dân ngoại ngữ muốn đánh hướng sang BrSE, hãy bắt đầu học code khoảng 1 năm (“khoảng” thôi, sớm hay muộn hơn là do khả năng của bạn). Song song với đó bạn nên bắt đầu với công việc của BA (Business Analyst) hoặc tester, để ứng dụng kiến thức kỹ thuật cũng như làm quen với quy trình sản xuất phần mềm.
Đến đây thì chắc bạn cũng hình đung được Kỹ sư cầu nối là gì rồi, cũng như những được mất nếu theo ngành. Nếu bạn muốn hiểu hơn về nhu cầu thị trường hiện tại cho vị trí này như thế nào? Những yêu cầu và nhiệm vụ của một BrSE ở từng công ty sao? Mời bạn tham khảo tin tuyển dụng BrSE trên TopDev nhé!
Tìm việc làm IT lương cao, đãi ngộ hấp dẫn trên TopDev
Bạn có thể thấy rất nhiều cụm từ như: Kỹ sư cầu nối, tiếng Anh là Bridge System Engineer, Bridge Software Engineer, Bridge SE, BrSE… đều có chung ý nghĩa.
Về cơ bản, kỹ sư cầu nối là một một vị trí công việc onshore tại công ty khách hàng (ở nước ngoài) nhằm tương tác, hỗ trợ, điều phối offshore team (ở trong nước) để đảm bảo triển khai các hoạt động của dự án thành công.
Kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề phối hợp với sự điềm tĩnh, trách nhiệm cao, cốt yếu lại vẫn giúp bạn giải quyết thỏa đáng những vấn đề phát sinh. Vừa bảo vệ “team nhà” và bảo vệ khách hàng.
Cụm từ này thực ra được sử dụng phổ biến nhất trong lĩnh vực gia công phần mềm cho thị trường Nhật Bản. Và hình như do chính Nhật đã tạo ra khái niệm này.
Tiếng Nhật gọi là ブリッジSE hoặc ブリッジエンジニア. Hay đơn giản bạn cứ dùng BrSE cũng được.
Các thị trường Âu-Mỹ thì hay dùng cụm từ DM – Delivery Manager.
Một kỹ sư cầu nối là tổng hòa của các vai trò sau đây:
Do vậy yêu cầu là khá cao bởi cần rất nhiều kỹ năng như:
Đọc đến đây hẳn bạn thấy có quá nhiều yêu cầu. Nếu khó vậy thì có nhất thiết phải trở thành BrSE hay không?
Dưới đây là các lợi ích rất đáng để bạn cân nhắc.
Một khi xác định mục tiêu rồi, việc tiếp theo đơn giản hơn rất nhiều.
Từ 2003, FPT Software đã có chiến lược tập trung tấn công mạnh thị trường Nhật Bản.
Để đào tạo kỹ sư cầu nối, công ty đã triển khai đồng thời cả hai hướng:
(Sau này họ còn có cả dự án kỹ sư cầu nối FPT với tham vọng đào tạo 10,000 BrSE).
Tuy nhiên theo cá nhân mình đánh giá, cách 1 có tỷ lệ thành công cao hơn.
Dù sao nền tảng kỹ thuật & tư duy logic thì học lâu hơn nhiều so với học ngoại ngữ. Tất nhiên cách 2 cũng có bạn thành công, có điều đó cũng phải là các cá nhân có sẵn đam mê lập trình.
Do vậy, nếu đang là một lập trình viên, để trở thành BrSE trong tương lai, bạn cần chuẩn bị hành trang: